Huyết tương (plasma) là một trong hai thành phần chính của mô máu, là dịch chứa các thành phần vô hình và hòa tan rất nhiều protein, hormone và các chất khác.
Huyết tương có màu vàng nhạt , lỏng và chiếm tới 55 % thể tích máu .
Thành phần
Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như: protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ v.v.
Protein huyết tương
Huyết tương chứa rất nhiều protein hòa tan chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:
- Albumin: Là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất chỉ hòa tan một phần hoặc không hòa tan trong nước được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với Albumin.
- Globulin: Alpha, beta, gamma là những protein hình cầu hòa tan trong huyết tương. Gamma protein gồm có các kháng thể hay immonuglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
Fibrinogen: Protein này được biến đổi thành fibrin bởi các enzyme liên kết với máu trong quá trình cầm máu. Fibrinogen được tổng hợp và chế tiết ở gan.
Các hợp chất hữu cơ khác
Các hợp chất hữu cơ khác trong huyết tương gồm có các chất dinh dưỡng như: amino acid, glucose, vitamin và một số loại peptide điều hòa, steroid hormone và lipide.
Các muối khoáng:Muối khoáng chiếm 0.9 g/o về thể tích bao gồm các muối điện ly như Na, K, Ca v.v.
Chức năng
Huyết tương có chức năng :
- Duy trì máu luôn ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch .
- Vận chuyển chất dinh dưỡng , các chất dinh dưỡng khác và các chất thải .
Tin tức mới cập nhật về tình hình COVID-19 tại Việt Nam theo bộ y tế
5 người khỏi bệnh COVID-19, trong đó có một bác sĩ của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương tình nguyện hiến huyết tương để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng.
Bộ Y tế vừa có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: “Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi”.Đề tài này do TS.BS. Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương và GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gene Vinmec đồng chủ trì, với sự tham gia của nhiều nhà khoa học, bác sĩ của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương.
TS. Văn Đình Tráng, Phụ trách Khoa Vi sinh-Sinh học phân tử (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), điều phối chính của nghiên cứu cho Báo SK&ĐS biết, người đủ điều kiện hiến huyết tương là người từ 18-65 tuổi, cân nặng trên 50 kg đối với nam và 45 kg với nữ, từng mắc COVID-19 nhưng đã khỏi bệnh, sau xuất viện 14 ngày. Các đối tượng này sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc miễn phí các bệnh như viêm gan B, HIV, giang mai… và các xét nghiệm cần thiết khác nhằm đảm bảo hiến tặng nguồn huyết tương sạch.
Người nhận huyết tương là bệnh nhân COVID-19 từ 18-75 tuổi, được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm RT-PCR từ bệnh phẩm hầu họng, đáp ứng tất cả tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng này sẽ được triển khai tại các đơn vị BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, BV Đà Nẵng và một số BV khác do Bộ Y tế giao nhiệm vụ.
Đây là việc làm rất ý nghĩa, vì một người mắc COVID-19 khỏi bệnh nếu hiến huyết tương thì có thể giúp ích việc điều trị cho ít nhất một bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng khác, trao cho họ cơ hội được chữa khỏi bệnh.
BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã bắt đầu lựa chọn người hiến huyết tương từ ngày 3/8. Sau 2 ngày đã có 5 người đăng ký tình nguyện hiến huyết tương, trong đó có một bác sĩ của bệnh viện từng mắc COVID-19 và đã được chữa khỏi. Các trường hợp này sẽ được xét nghiệm, sàng lọc kỹ lưỡng, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì sẽ được hiến huyết tương.
Người bệnh đã khỏi COVID-19 có thể chủ động liên hệ tới đường dây nóng 19003228 của BV để được tư vấn, giải đáp. Việc hiến này là hoàn toàn tự nguyện. Người cho có quyền chấm dứt tham gia hiến tặng bắt cứ lúc nào.
TS. Văn Đình Tráng cho biết thêm, phương pháp dùng huyết tương của người hồi phục đã được sử dụng để ngăn chặn sự bùng phát của các bệnh gây ra bởi virus như viêm đa cơ, sởi, cúm và dịch SARS.
Truyền huyết tương có thể làm tăng phản ứng chống lại virus ở người, giúp hệ thống miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Hiện nay việc lấy huyết tương người khỏi để điều trị COVID-19 cũng đang được thực hiện tại một số nước châu Âu và Trung Quốc.
Nguyên lý của phương pháp này chính là việc sử dụng kháng thể chống lại một tác nhân để phòng ngừa hoặc điều trị một bệnh truyền nhiễm do tác nhân đó gây ra.
Người bệnh tiếp nhận kháng thể thụ động từ huyết tương của người hồi phục. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cung cấp ngay kháng thể cho người bệnh để tiêu diệt virus, ngăn bệnh diễn biến nặng hơn.
Cho đến thời điểm này, bệnh COVID-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng, chưa có vaccine phòng bệnh. Theo các chuyên gia, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh, đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng.
Bài viết liên quan
Y tá điều dưỡng bác sĩ “không áo blouse” khoát lên trang phục áo dài như hoa hậu
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Tại Lễ...
Th3
3 CÁCH ĐỂ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ Y TẠI MỸ
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Hiện tại...
Th11
Quy định quần áo phòng mổ scrubs và cách bảo quản đúng cách
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Bạn có...
Th11
Bộ sưu tập áo blouse, áo bác sĩ cực đẹp tại Việt Nam
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Bộ sưu...
Th9
Mỗi điều dưỡng mang trên mình chiếc áo blouse là một chiến binh
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Dịch vụ...
Th9
Scrubs – thời trang áo blouse bác sĩ phòng mổ, nha khoa, phòng lab tiện dụng và mới mẻ
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Tại các...
Th9
Y tá điều dưỡng bác sĩ “không áo blouse” khoát lên trang phục áo dài như hoa hậu
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Tại Lễ...
Th3
3 CÁCH ĐỂ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TIẾP TỤC HÀNH NGHỀ Y TẠI MỸ
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Hiện tại...
Th11
Quy định quần áo phòng mổ scrubs và cách bảo quản đúng cách
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Bạn có...
Th11
Bộ sưu tập áo blouse, áo bác sĩ cực đẹp tại Việt Nam
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Bộ sưu...
Th9
Mỗi điều dưỡng mang trên mình chiếc áo blouse là một chiến binh
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Dịch vụ...
Th9
Scrubs – thời trang áo blouse bác sĩ phòng mổ, nha khoa, phòng lab tiện dụng và mới mẻ
NỘI DUNG BÀI VIẾTThành phầnProtein huyết tươngCác hợp chất hữu cơ khácChức năng Tại các...
Th9